Tiền tệ là gì? Khái niệm, chức năng và sự phát triển của tiền tệ

Ngày đăng: 14:24 PM, 17/09/2024 - Lượt xem: 73

Tiền - vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày, mặc dù chúng ta ai cũng khao khát sở hữu tiền, nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc về tiền là gì và tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng như vậy chưa ? Bài viết này sẽ giúp bạn đi sâu vào khám phá nguồn gốc, chức năng và vai trò quan trọng của tiềntệ

Khái niệm về tiền tệ

Tiền tệ (Currency) là phương tiện thanh toán, dùng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ, được chấp nhận trong một khu vực hoặc giữa một nhóm người cụ thể. Tiền tệ có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền giấy, tiền xu, tiền điện tử, và được phát hành bởi cơ quan Nhà nước, ví dụ như Ngân hàng Trung ương.

Giá trị của tiền tệ không nằm ở chất liệu tạo ra nó, mà dựa trên nền kinh tế và uy tín của nhà phát hành.

Sự ra đời của tiền tệ

#

Tiền tệ xuất hiện như một hệ quả tất yếu khi con người phát triển khái niệm về sở hữu cá nhân và của cải. Trong những giai đoạn sơ khai của xã hội, khi nền kinh tế còn mang tính cộng đồng và mọi thứ được chia sẻ, khái niệm về tiền tệ chưa xuất hiện. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển và phân chia lao động bắt đầu, mỗi cá nhân, thay vì tự cung tự cấp, bắt đầu chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực sản xuất. Điều này dẫn đến việc sản phẩm tạo ra không chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân mà còn có phần dư thừa để trao đổi với người khác.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu về một phương tiện trao đổi chung ngày càng rõ ràng. Ban đầu, con người sử dụng các loại hàng hóa cơ bản như hạt thóc, gia súc, hay các vật phẩm khác có giá trị tiêu chuẩn để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, những hạn chế của hình thức trao đổi bằng hàng hóa – như tính khó khăn trong việc lưu trữ, vận chuyển, và chia nhỏ giá trị – đã thúc đẩy sự ra đời của tiền tệ. Tiền tệ ban đầu không chỉ đơn giản là một phương tiện trao đổi, mà còn là biểu tượng của giá trị được thừa nhận rộng rãi, giúp thúc đẩy giao thương và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế theo quy mô lớn hơn.

Tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các nền kinh tế hiện đại. Nó không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình trao đổi, mà còn trở thành công cụ đo lường giá trị, tích lũy và lưu giữ tài sản. Điều này tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững cho các hệ thống kinh tế, thúc đẩy quá trình thương mại hóa và phát triển các thị trường tài chính.

Các hình thái phát triển của tiền tệ

 

#

Hóa tệ 

Hóa tệ phi kim

#

Đây là hình thái sơ khai của tiền tệ, trong đó hàng hóa như vỏ sò, lá cây, hoặc lông chim,.. được sử dụng làm phương tiện trao đổi. Hình thái này phổ biến ở các xã hội cổ đại như thời cổ đại ở Trung Quốc, vật ngang giá chung rất đa dạng từ da cừu, vỏ trai đến thóc, vải... ; ở Hy Lạp, La Mã dùng súc vật; Tây Tạng, Mông Cổ dùng chè; Bắc Mỹ dùng thuốc lá,…. làm vật trung gian trong trao đổi.

Ưu điểm : đa số vật dùng để làm vật trao đổi thường là những hàng hóa tự nhiên có sẵn trong môi trường sống nên con người có thể dễ dàng tìm thấy và sử dụng chúng làm phương tiện trao đổi.

Nhược điểm: Các loại hàng hóa như vỏ sò, lá cây không có giá trị đồng nhất giữa các vùng miền. Một loại vỏ sò có thể rất quý ở một khu vực, nhưng lại không có giá trị ở nơi khác, điều này gây khó khăn trong việc định giá chính xác. Ngoài ra, các vật phẩm tự nhiên dễ bị hư hỏng theo thời gian. Lá cây có thể khô héo, lông chim có thể bị hư hại, làm giảm giá trị sử dụng trong các giao dịch lâu dài.

Hóa tệ kim loại

#

Khi xã hội phát triển và nhu cầu trao đổi trở nên phức tạp hơn, các loại tiền tệ bằng kim loại như vàng và bạc dần trở thành phương tiện trao đổi phổ biến. Sự chuyển đổi này diễn ra do các kim loại quý có tính chất ổn định, dễ xác định giá trị và được chấp nhận rộng rãi trong giao thương. Quan trọng hơn, giá trị của tiền kim loại được đảm bảo bởi chính hàm lượng vàng hoặc bạc mà nó chứa, làm cho loại tiền này có "giá trị nội tại."

Ưu điểm : vàng và bạc là các kim loại quý có tính chất ổn định và được chấp nhận rộng rãi trong giao thương nên có tính đồng nhất cao, giá trị ít biến đổi, dễ bảo quản. Ngoài ra vàng và bạc không bị phân hủy, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, côn trùng hay điều kiện môi trường. Điều này giúp tiền kim loại bền vững hơn nhiều so với các hình thức tiền tệ phi kim trước đó.

Nhược điểm: Tuy vàng và bạc không bị phân hủy, nhưng vẫn có thể bị hao mòn mặt khác chúng có giá trị rất cao so với trọng lượng nên dù bị hao mòn một chút thì vẫn ảnh hưởng đến giá trị thực 

Tín tệ

Tín tệ là loại tiền tệ không có giá trị nội tại nhưng có giá trị nhờ sự tín nhiệm của người sử dụng. Tiền giấy và tiền xu là ví dụ điển hình của tín tệ, giá trị của chúng dựa vào niềm tin của cộng đồng sử dụng 

Ưu điểm :  So với tiền kim loại hoặc tiền hàng hóa (như vàng và bạc), việc sản xuất tiền giấy hay tiền xu hiện đại rẻ hơn vì nó là những vật liệu dễ kiếm và được sản xuất hàng loạt giúp giảm thiểu chi phí sản xuất. Ngoài ra, với hoại hình này chính phủ và các ngân hàng trung ương có thể dễ dàng phát hành thêm tiền để điều chỉnh nguồn cung tiền trong nền kinh tế, giúp linh hoạt hơn trong việc điều tiết tài chính.. 

Nhược điểm Tiền giấy và tiền xu chỉ có giá trị vì người ta tin tưởng vào giá trị mà nó đại diện. Nếu niềm tin này bị suy giảm (ví dụ do sự sụp đổ của chính phủ hoặc bất ổn kinh tế), tiền tệ có thể trở nên vô giá trị.

Tín tệ kim loại

Do khó khăn trong việc khai thác và lưu thông các kim loại quý như vàng và bạc, các quốc gia đã tìm kiếm một loại tiền tệ thay thế, và tín tệ kim loại đã ra đời. Đây là các loại tiền đúc bằng kim loại kém giá trị hơn, chẳng hạn như đồng, nhôm, hay kẽm, và được sử dụng rộng rãi trong giao dịch hàng ngày. Tiền xu là một ví dụ phổ biến của tín tệ kim loại, được nhiều quốc gia phát hành và lưu thông.

Tiền giấy và bút tệ

#

Tiền giấy có hai loại chính: khả hoán (có thể đổi ra vàng)  và bất khả hoán (Không thể đổi ra vàng). Tiền khả hoán có thể đổi lấy vàng theo một tỷ lệ cố định, trong khi tiền bất khả hoán thì không. Ngày nay, đa số tiền giấy thuộc loại bất khả hoán, có giá trị nhờ vào sự tin tưởng của cộng đồng và sự bảo chứng của chính phủ.

Bút tệ, hay còn gọi là tiền ghi sổ, là hình thái tiền tệ tồn tại dưới dạng số trong các tài khoản ngân hàng. Khi bạn thực hiện các giao dịch như chuyển khoản, thanh toán thẻ tín dụng, hoặc giao dịch trực tuyến, bạn đang sử dụng bút tệ – một dạng tiền không hiện hữu vật lý nhưng có giá trị trong lưu thông.

Tiền điện tử

#

Tiền điện tử (cryptocurrency) là một hình thái mới của tiền tệ số, trong đó Bitcoin là một ví dụ nổi bật. Không giống với tiền điện tử truyền thống (ví dụ như VND, USD), các loại cryptocurrency không được kiểm soát hoặc phát hành bởi bất kỳ chính phủ hay ngân hàng trung ương nào. Thay vào đó, chúng sử dụng công nghệ blockchain để duy trì sổ cái giao dịch công khai và phi tập trung.

Đặc điểm nổi bật của cryptocurrency:

  • Phi tập trung: Không có cơ quan trung ương kiểm soát, giao dịch được quản lý bởi các máy tính tham gia vào mạng lưới (miners).
  • Minh bạch và bảo mật: Các giao dịch được ghi lại trong sổ cái blockchain, nơi mọi người có thể xem nhưng không thể thay đổi dữ liệu đã ghi.
  • Ẩn danh: Dù có tính minh bạch, các giao dịch có thể được thực hiện mà không cần tiết lộ thông tin cá nhân.
  • Nguồn cung hạn chế: Đa số các loại tiền mã hóa, như Bitcoin, có nguồn cung cố định, giúp giảm rủi ro lạm phát.

So với bút tệ hoặc tiền điện tử pháp định, cryptocurrency mang tính chất phi tập trung hơn và không bị ràng buộc bởi các quy định của chính phủ hay ngân hàng. Tuy nhiên, vì điều này, các loại tiền mã hóa cũng gặp phải nhiều thách thức liên quan đến quy định pháp lý, độ biến động giá trị và tính an toàn của hệ thống.

Chức năng của tiền tệ

#

 

Tiền tệ có rất nhiều chức năng quan trọng trong nền kinh tế, với các chức năng chính như:

Thước đo giá trị: Tiền giúp quy đổi giá trị hàng hóa thành giá cả, từ đó giúp so sánh giá trị của các loại hàng hóa khác nhau.

Ví dụ : để mua bông hoa giá 10k thì người mua phải trả cho người bán 1 tờ 10k, hộp quà giá 30k người mua phải trả cho người bán 3 tờ 10k, vì vậy hộp quà có giá trị hơn bông hoa 

Phương tiện lưu thông và thanh toán: Chức năng này thể hiện ở việc tiền là công cụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ, giúp đơn giản hóa quá trình giao dịch.

Ví dụ: khi bạn muốn mua xôi để ăn sáng thay vì bạn phải lấy hàng hóa khác như phở để trao đổi thì bạn có thể dùng tiền mua xôi 

Phương tiện cất trữ giá trị: Tiền có chức năng giúp tích lũy giá trị và có thể được sử dụng trong tương lai để mua hàng hóa, đầu tư.

Ví dụ :  Bạn đều đặn tiết kiệm 30% thu nhập của mình mỗi tháng, sau đó khi số tiền bạn tích lũy đủ lớn, bạn có thể sử dụng nó để mua nhà hoặc đầu tư vào tài sản khác

Tiền tệ thế giới : là chức năng thanh toán giao dịch quốc tế, các nước chấp thuận đồng tiền của nhau theo một quy ước nhất định gọi là tỷ giá hối đoái 

Ví dụ: Tỷ giá hối đoái của USD vào ngày 19/12/2022 là 23.645 VNĐ. Điều đó có nghĩa 1 USD có thể đổi được 23.645 VNĐ

Các chế độ lưu thông tiền tệ

Tiền tệ không chỉ là phương tiện trao đổi mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Nó giúp mở rộng sản xuất, giao thương và đầu tư giữa các quốc gia. Hơn nữa, tiền tệ còn là công cụ phục vụ mục đích cá nhân như mua sắm, tiết kiệm và đầu tư tài chính.

#

 

Chế độ lưu thông tiền kim loại

  • Lưu thông tiền kém giá: Đồng tiền có giá trị thực thấp hơn giá trị danh nghĩa. Ví dụ, một đồng xu có mệnh giá 10.000 VND nhưng chi phí sản xuất chỉ 2.000 VND.
  • Lưu thông tiền đủ giá: Đồng tiền có giá trị nội tại phù hợp với giá trị danh nghĩa. Ví dụ:  đồng vàng có giá trị thực tương đương với giá trị tính theo trọng lượng của nó, đồng vàng 1 chỉ thì có giá trị nội tại của 1 chỉ vàng 

Chế độ lưu thông tiền phù hiệu giá trị

Chế độ này tập trung vào việc sử dụng tiền giấy trong lưu thông. Giá trị của tiền giấy được quyết định bởi số lượng tiền phát hành; nếu tiền giấy phát hành quá nhiều, giá trị thực tế của nó sẽ giảm và dẫn đến lạm phát. Ví dụ vào cuối những năm 1990 mua 1 cân thịt heo chỉ dao động từ 15.000-25.000 vnd/kg nhưng hiện tại đã tăng lên khoảng 90.000 vnd/kg, tùy theo khu vực. Tức là giá trị của 1 đồng tiền đã bị giảm, ta cần nhiều tiền hơn mới đổi được hàng hóa. 

 

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tham dự hội thảo hỗ trợ tiếp cận vốn - Tín dụng cho doanh nghiệp

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tham dự hội thảo hỗ trợ tiếp cận vốn - Tín dụng cho doanh nghiệp

15:28 PM, 01/07/2024
Ngày 6/6, Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội - Sở Kế hoạch và Đầu tư và Trung tâm Ươm tạo và Đào tạo Công nghệ cao- Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã tổ chứchội thảo “Hỗ trợ tiếp cận vốn- tín dụng cho doanh nghiệp”.
THỰC TRẠNG QUỸ MỞ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC BƯỚC ĐẦU TƯ QUỸ MỞ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

THỰC TRẠNG QUỸ MỞ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC BƯỚC ĐẦU TƯ QUỸ MỞ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

08:58 AM, 21/09/2024
Quỹ mở ngày càng thu hút nhà đầu tư tại Việt Nam, với nhiều ưu điểm nổi trội và tiềm năng sinh lời. Bài viết này sẽ tóm lược tình hình quỹ mở tại Việt Nam và hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu.
Quỹ ETF Là Gì ? Tất Cả Những Điều Cần Biết Về Đầu Tư Quỹ ETF

Quỹ ETF Là Gì ? Tất Cả Những Điều Cần Biết Về Đầu Tư Quỹ ETF

15:16 PM, 26/09/2024
Quỹ ETF đang ngày càng trở thành lựa chọn đầu tư hấp dẫn với vô vàn lợi ích hấp dẫn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về quỹ ETF cũng như cách đầu tư quỹ ETF hiệu quả 
Ứng dụng công nghệ kết nối đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ kết nối đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp

17:25 PM, 01/07/2024
Trong bối cảnh đó, nền tảng số trong lĩnh vực M&A với tên gọi INMERGERS, nền tảng kết nối đầu tư quốc tế đã chính thức ra đời với khả năng giảm bớt chi phí và thời gian tìm kiếm đối tác tới 10 lần so với phương thức truyền thống.
Zalo Chat
Gọi ngay: 0933995126